Vốn chủ sở hữu được dùng để chỉ một loại vốn bắt buộc phải có để tính toán giá trị của một doanh nghiệp. Vậy, Vốn chủ sở hữu là gì? Thế nào là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?
Đối với bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào, vốn luôn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nguồn vốn này buộc phải được khai báo trong quá trình đăng ký thành lập công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu có thể thay đổi và được huy động từ nhiều nơi khác nhau. Dù là nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu thì cũng đều được chấp nhận.
Nếu bạn đang không biết vốn chủ sở hữu là gì? Thế nàò là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu có tên gọi Tiếng Anh Owner’s Equity. Có thể hiểu vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu góp vốn trong một công ty, doanh nghiệp sẽ cùng nhau tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là cùng nhau chia sẻ lợi nhuận hoặc gánh chịu khoản thua lỗ từ hoạt động kinh doanh.
Với các doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu là một trong các nguồn tài trợ thường xuyên. Trong trường hợp đơn vị phá sản, ngưng hoạt động thì mới sử dụng tài sản của đơn vị. Các chủ nợ sẽ được ưu tiên thanh toán, tài sản còn lại sẽ được chia cho chủ sở hữu tùy theo tỷ lệ góp vốn.
Phân biệt sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp trong một thời hạn nhất định. Số vốn này sẽ được ghi trong Điều lệ Công ty. Vốn góp ở đây khá đa dạng, đó có thể là tiền, ngoại tệ, quyền sử dụng đất…hoặc bất cứ tài sản nào.
Thông qua vốn điều lệ, công ty có thể dễ dàng phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro với các thành viên góp vốn. Để phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn góp hãy tham khảo thông tin sau:
Đặc điểm | Vốn điều lệ | Vốn chủ sở hữu |
Bản chất | Tài sản mà thành viên đưa vào công ty để thành chủ sở hữu. | Tài sản mà thành viên sau khi trở thành chủ sở hữu công ty thu lại được trong quá trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp. |
Chủ sở hữu | Do cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp. | Có thể thuộc về Nhà nước, cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc các cá nhân, tổ chức giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. |
Cơ chế hình thành | Hình thành dựa trên nguồn vốn chính của cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp vốn trong thời gian nhất định. | Nguồn vốn do nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp bỏ ra để góp cổ phần. Hàng năm sẽ bổ sung tăng giảm tùy theo lợi nhuận công ty. |
Nơi thể hiện | Ghi trong điều lệ công ty. | Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng thời kỳ |
Vốn chủ sở hữu bao gồm những dạng nào?
Vốn chủ sở hữu là yếu tố thường thấy trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, vốn chủ sở hữu thường có những dạng sau đây:
- Vốn cổ đông.
- Lãi chưa phân phối.
- Thặng dư vốn cổ phần .
- Cổ phiếu quỹ..
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Quỹ đầu tư phát triển.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Một số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Trong số những dạng trên, thặng dư vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ được áp dụng cho công ty cổ phần. Cụ thể:
- Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá phát hành cổ phiếu. Sự chênh lệch giá mua lại và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ.
- Cổ phiếu quỹ: Công ty mua lại chính số cổ phần của mình nhưng không hủy bỏ số cổ phần đó.
Khi nào vốn chủ sở hữu tăng, giảm?
Việc vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm sẽ tùy thuộc theo từng trường hợp sau đây:
Vốn chủ sở hữu giảm
- Doanh nghiệp hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu.
- Giá cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá.
- Doanh nghiệp làm ăn kém dẫn đến giải thể, ngưng hoạt động.
- Bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh theo quy định.
- Hủy bổ cổ phiếu quỹ với các công ty cổ phần.
Vốn chủ sở hữu tăng
- Các chủ sở hữu đóng góp thêm vốn.
- Bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận kinh doanh, quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
- Giá cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá.
- Vốn từ tài trợ, quà biếu…
Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành như thế nào?
Tùy vào từng loại hình của doanh nghiệp mà nguồn vốn hình thành vốn chủ sở hữu sẽ khác nhau. Tại Việt Nam, thông thường sẽ có những loại vốn chủ sở hữu sau đây:
- Doanh nghiệp nhà nước: Do nhà nước cấp hoặc đầu tư.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp.
- Đối với công ty cổ phần: Vốn được hình thành từ các cổ đông.
- Đối với công ty hợp danh: Bởi các thành viên tham gia thành lập công ty.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Do chủ doanh nghiệp đóng góp.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Có thể là công ty liên doanh hoặc xí nghiệp kinh doanh. Vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các cá nhân, tổ chức…
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn được bổ sung trong quá trình kinh doanh từ: lợi nhuận, khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ doanh nghiệp…. Vì thế, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể được bổ sung từ nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng kinh doanh.
Còn chủ sở hữu vốn có thể là nhà nước, cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn…Hoặc cũng có thẻ là cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Do đó, tùy vào từng loại hình, từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn sở hữu cũng không giống nhau.
Cách tính vốn chủ sở hữu bạn nên biết
Trong kế toán, vốn chủ sở hữu mang đến nhiều sự khác biệt so với giá trị tài sản hay giá trị các khoản nợ. Vì thế, vốn chủ sở hữu được điều chỉnh theo phương trình sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Bạn mua ngôi nhà có giá trị là 20 nghìn Đô la. Thế nhưng, bạn phải vay nợ 5 nghìn đô la. Do đó, vốn chủ sở hữu của bạn là 15 nghìn đô la.
Vốn chủ sở hữu có thể bị âm nếu số tiền nợ nhiều hơn giá trị của tài sản. Nếu công ty đang trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu còn lại chính là sau khi trừ tất cả các khoản nợ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc vốn chủ sở hữu là gì? Thế nào là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích đối với những ai đang quan tâm đến vốn sở hữu.
TÌM HIỂU THÊM: