Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với kinh tế?
Khi nền kinh tế mở cửa, nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Có lẽ vì thế mà khái niệm tỷ giá hối đoái ra đời và được sử dụng phổ biến khi nhắc về kinh tế. Tuy nhiên, với những người không làm trong lĩnh vực liên quan thường không hiểu rõ cặn kẽ về tỷ giá hối đoái.
Vì thế, trong bài viết này VnTrader sẽ cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với kinh tế để các bạn tham khảo nhé!
Mục lục
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) hay còn được gọi là tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá trao đổi ngoại tệ…Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Theo đó tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi tiền tệ giữa 2 quốc gia với nhau. Hay nói một cách đơn giản là số lượng đơn vị tiền cần thiết của một quốc gia đổi một đơn vị tiền của quốc gia khác.
Tại Mỹ và Anh, thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa ngược lại. Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để mua một đồng Đô la hoặc một đồng bảng Anh.
Còn theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), tỷ giá hối đoái dựa trên lượng cung cầu của thị trường. Đó là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài dưới sự điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Phân loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau trên thị trường hối đoái. Sau đây là một vài cách phân chia tỷ giá hối đoái mà bạn có thể tham khảo:
Dựa đối tượng xác định tỷ giá
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng Trung ương quốc giá đó xác định. Dựa vào đó, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ…
- Tỷ giá thị trường: Hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận 2 bên. Tuy nhiên, tỷ giá cần đảm bảo nằm trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau, đảm bảo trong biên độ quy định.
Theo giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến những ảnh hưởng của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: Có tính đến tác động của lạm phát, sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa. Có thể bán ra nước ngoài, tiêu thụ trong nước, đại diện cho khả năng cạnh tranh.
Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: Được niêm yết tại ngân hàng, dùng để xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: Tỷ giá ngoại hối bằng thư, thường cao hơn tỷ giá thư hối.
Căn cứ trên thời điểm mua/bán ngoại hối
- Tỷ giá mua: Ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: Ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá hối đoái song phương
Là giá của một đồng tiền so với một đông tiền khác chưa bị lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền được xem là mất giá với đồng tiền còn lại. Ngược lại, nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó được giá với những đồng tiền còn lại.
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Là một chỉ số chứ không phải là tỷ giá. Nó chính là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.
Vai trò của tỷ giá đối hoái với kinh tế
Tỷ giá hối đoái chính là cách thức phản ánh mối quan hệ giữa hai quốc giá với nhau về giá trị tiền tệ. Vậy, tỷ giá đối hoái có vai trò như thế nào với kinh tế?
So sánh sức mua của đồng tiền
Tỷ giá là công cụ hữu ích trong việc tính toán, so sánh giá trị của đồng nội tệ cũng như ngoại tệ. Giá cả hàng hóa, năng suất lao động trong nước và quốc tế…Thông qua đó có thể dễ dàng tính toán được giao dịch ngoại thương, vay vốn nước ngoài phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà Nước.
Hoạt động xuất nhập khẩu
Trường hợp đồng nội tệ mất giá thì đồng nghĩa với việc giá cả hàng xuất khẩu của nước đó cũng rẻ theo. Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Việc tỷ giá tăng lên sẽ giúp nền kinh tế thu được ngoại tệ, cán cân thương mại, thanh toán quốc tế dần cải thiện.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Nếu sức mua nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái tăng thì hàng nhập khẩu khắt khe khiến lạm phát có thể xảy ra. Còn nếu nội tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm thì hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Điều này sẽ kiềm chế được lạm phát nhưng sản xuất thu hẹp, kinh tế tăng trưởng thấp.
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái?
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
Yếu tố lạm phát
Sự thay đổi lạm phát trong nước không chỉ ảnh hưởng đến thương mại quốc tế mà còn ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ khiến tỷ giá thay đổi. Nếu nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn với nước ngoài thị tỷ giá đối hoái giảm, giá nội địa tăng.
Giả sử, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao hơn Trung Quốc. Người dân Việt Nam sẽ có xu hướng mua hàng hóa Trung Quốc do giá cả chi trả rẻ hơn Việt Nam. Lúc này thị trường Nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ tăng lên dẫn đến đồng nhân dân tệ cũng tăng theo.
Còn ở Trung Quốc, người dân nước này sẽ hạn chế mua hàng hóa Việt Nam do giá cao khiến cung ngoại tệ giảm. Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ tăng so với VND. Và đồng nội tệ VND sẽ giảm.
Lãi suất
Đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán nước, lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trường hợp nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, giá trị nội tệ tăng.
Thu nhập
- Tác động trực tiếp: Thu nhập của quốc gia tăng thì người dân thường có xu hướng dung hàng nhập, dẫn đến ngoại tệ và tỷ giá tăng.
- Tác động gián tiếp: Thu nhập cao khiến người dân tăng mức chi tiêu gây ra lạm phát, tỷ giá tăng.
Ngược lại, nếu thu nhập giảm thì cầu ngoại tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái cũng giảm.
Trao đổi thương mại
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng giá xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng. Đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm, cán cân thương mại giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.
- Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế ca, ngoại tệ tăng, nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, cán cân thanh toán nội địa cao, nội tệ tăng, ngoại tệ giảm, khiến tỷ giá giảm.
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái
Tỷ giá của một đơn vị tiền tệ phụ thuộc vào việc cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường. Có nhiều phương pháp để xác định tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên, thường tỷ giá ngoại hối được xác định theo phương pháp dưới đây.
Dựa trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity)
Phương pháp này sẽ so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau. Ví dụ: Hàm lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2,1328 gam và của Đôla Mỹ (USD) là 0,7366. Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD sẽ là 1 GBP = 2,8954 USD.
Xác định trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity)
Dựa trên việc so sánh sức mua giữa 2 đồng tiền để biết giá cả hàng hóa, dịch vụ… Đồng thời, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện nghiệp vụ hải quan…
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc tỷ giá hối đoái là gì của nhiều khách hàng.Có thể thẩy, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế một quốc gia. Đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ kinh tế đối ngoại, tình hình lạm phát và thất nghiệp.