Tự doanh chứng khoán là gì? Phân loại tự doanh chứng khoán

Ngày đăng : 19/07/2022

Bạn đang học tập, nghiên cứu chứng khoán thế nhưng liệu bạn nắm rõ bản chất của tự doanh chứng khoán là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.


Thị trường chứng khoán hoạt động mạnh mẽ và thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia trong những năm gần đây. Và tự doanh chứng khoán là một trong những lĩnh vực quan trọng cấu thành nên thị trường này.

Vậy tự doanh chứng khoán là gì? Phân loại tự doanh chứng khoán? Cùng ThongTinTaiChinh.Net tham khảo bài viết này để có những thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực này nhé!

Tự doanh chứng khoán là gì?

Khái niệm tự doanh chứng khoán là gì? Theo Khoản 30, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019 định nghĩa: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”.

Tự doanh chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán hay còn gọi là SelfTrading.

Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc thị trường OTC.

Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán là gì?

Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh chứng khoán

Hiện nay có 2 hình thức giao dịch chính trong hoạt động tự doanh chứng khoán. Cụ thể như sau:

Giao dịch trực tiếp

Đây là giao dịch tay đôi giữa 2 công ty chứng khoán hoặc giữa công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua thương lượng.

Đối tượng của hình thức giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch trên thị trường OTC.

Giao dịch gián tiếp

Đây là giao dịch mà công ty chứng khoán đặt các lệnh mua, bán chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán là gì?

Các công ty chứng khoán triển khai hoạt động tự doanh với các mục đích dưới đây:

Để thu chênh lệch giá cho chính mình: Công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ tự doanh nhằm đạt được khả năng sinh lời thông qua chênh lệch giá mua bán chứng khoán.

Dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng: Các công ty chứng khoán sẽ có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Do đó, họ phải tính toán và xác định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ. Từ đó đảm bảo khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết.

Phân loại tự doanh chứng khoán

Phân loại hoạt động tự doanh chứng khoán
Phân loại hoạt động tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh chứng khoán được phân thành các loại sau đây:

Hoạt động đầu tư ngân quỹ

Doanh nghiệp nào cũng cần dự trữ một lượng tiền mặt nhất định cho mình. Việc dự trữ này để doanh nghiệp thực hiện chi trả cũng như dự phòng cho các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động về tài chính.

Ngoài dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp nên dự trữ dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng hay các loại chứng khoán ngắn hạn. Chứng khoán ngắn hạn có tính lỏng cao để dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt khi cần thiết

Các ngân hàng và công ty chứng khoán quản lý tốt khoản dự trữ nhờ hoạt động đầu tư ngân quỹ phát sinh. Họ đáp ứng được nhu cầu thanh toán và có mức sinh lời nhất định bằng việc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tiền tệ. 

Hoạt động đầu tư chênh lệch giá

Đầu tư chênh lệch giá là việc nhà đầu tư mua chứng khoán với giá thấp và bán với giá cao hơn. Và phần lợi nhuận thu về chính là phần chênh lệch giá.

Việc đầu tư này có mục đích là nhằm vào phần chênh lệch giá trên thị trường để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên không chịu rủi ro trên cơ sở khai thác sự không nhất quán về giá chứng khoán ở các thời điểm khác nhau ở các thị trường khác nhau.

Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh theo loại hình này, chứng tỏ chính sách đầu tư của công ty thiên về đầu tư ngắn hạn. Công ty sẽ bán ngay khi giá cổ phiếu tăng hơn giá mua để thu lợi nhuận từ mức chênh lệch giá.

Hoạt động đầu cơ

Đây là loại hình đầu tư mà công ty chứng khoán kiếm lợi nhuận thông qua hành vi chấp nhận rủi ro về giá chứng khoán. Đầu cơ là việc mua bán, nắm giữ, bán khống các loại chứng khoán để thu được lợi nhuận từ sự biến động giá mạnh của nó.

Công ty chứng khoán sẽ mua tại thời điểm giá thấp để bán với giá cao hơn trong tương lai. Để đạt được những khoản lợi khủng, họ sẵn sàng chấp nhận thua lỗ cao nếu gặp rủi ro.

Hoạt động đầu cơ được thực hiện trong ngắn hạn và chỉ phù hợp với những công ty nhiều vốn, đặt lợi nhuận lên hàng đầu và có chính sách đầu tư mạo hiểm.

Hoạt động đầu tư phòng vệ

Hoạt động này được công ty chứng khoán thực hiện với mục đích tự bảo vệ trước sự biến động của giá chứng khoán. Theo đó, công ty chứng khoán phải sử dụng các công cụ phòng vệ. Cụ thể như option, future, swap,…

Đầu tư phòng vệ được thực hiện để làm giảm hoặc loại trừ rủi ro xảy ra với một loạt đầu tư khác. Trong khi đó vẫn đảm bảo một mức lợi nhuận khi thực hiện thương vụ.

Hoạt động tạo lập thị trường

Đây là hoạt động mà công ty chứng khoán sẽ chấp nhận rủi ro nắm giữ một loại chứng khoán nhất định với một khối lượng nhất định. Theo đó, công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ và thúc đẩy giao dịch loại chứng khoán đó.

Với vai trò là nhà tạo lập thị trường, công ty chứng khoán sẽ thường xuyên niêm yết các mức giá chào mua, chào bán. Sau đó sẽ thực hiện mua bán theo đúng các mức giá đó.

Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát

Đầu tư nắm quyền kiểm soát được công ty chứng khoán thực hiện nhằm thao túng, nắm quyền kiểm soát các tổ chức phát hành. Họ sẵn sàng chấp nhận một chi phí lớn nhưng hợp lý để nắm được quyền kiểm soát. Và kỳ vọng trong tương lai họ có thể thao túng những tổ chức đó và thu về nguồn lợi nhuận cao.

Công ty chứng khoán cần đáp ứng 2 điều kiện để thực hiện hoạt động này:

  • Tiềm lực tài chính mạnh
  • Đội ngũ cán bộ trình độ cao

Với những doanh nghiệp phát hành làm ăn không hiệu quả, công ty chứng khoán có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ. Mục đích để chi phối hoặc tham gia quản lý công ty, thực hiện tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp đó,… Sau đó đưa doanh nghiệp đó niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hoặc bán doanh nghiệp đó cho các đối tác với giá trị cao hơn.

Các lệnh của công ty chứng khoán có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không được xác định trước.

Phân biệt tự doanh chứng khoán với môi giới chứng khoán

Để nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn, NAB đã phân tích sự khác nhau giữa tự doanh chứng khoán với môi giới chứng khoán trong bảng dưới đây.

Tiêu chíMôi giới chứng khoánTự doanh chứng khoán
Khái niệmLà việc làm trung gian thực hiện mua và bán chứng khoán cho khách hàng.Là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình.
Vai trò của công ty chứng khoánLàm trung gian thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồngCông ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình.
Vốn pháp định25 tỷ VND100 tỷ VND

Yêu cầu đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Để triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Tách biệt quản lý: Công ty chứng khoán cần tách biệt quản lý nếu đồng thời thực hiện cả nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán. Sự tách biệt 2 nghiệp vụ này gồm: con người, tài sản, vốn, quy trình nghiệp vụ.
  • Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán cần tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh để đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng. Ưu tiên xử lý lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty.
  • Bình ổn thị trường: Công ty chứng khoán hoạt động tự doanh sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường. Do đó, hoạt động tự doanh phải được thực hiện theo luật quy định.
  • Hoạt động tạo thị trường: Các chứng khoán mới được phát hành sẽ chưa có thị trường giao dịch. Do đó, họ cần thực hiện tự doanh thông qua mua bán chứng khoán và tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai để tạo thị trường giao dịch.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về tự doanh chứng khoán là gì cũng như những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Chúng tôi, hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan