Hướng dẫn cách tra cứu vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp

Vốn điều lệ là một trong những số liệu rất quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động tối đa hiệu quả nguồn lực tài chính. Vậy làm sao để tra cứu vốn điều lệ hiện có của doanh nghiệp?

Dù là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần hay hợp danh,… thì vốn điều lệ luôn là giá trị quan trọng không thể thiếu trong bảng cân đối kế toán. Vốn điều lệ thường được công khai một cách minh bạch. Đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện quy mô và tác động đến mức độ thu hút vốn từ các nhà đầu tư. 

Vậy cách tra cứu vốn điều lệ của một công ty như thế nào? Có phức tạp hay không? Bạn hãy cùng VnTrader tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé! 

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Khoản 34 Điều 4 thì vốn điều lệ được hiểu với khái niệm sau: 

  • Với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh: Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị của tất cả các tài sản do thành viên của công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ góp vốn khi công ty thành lập. 
  • Với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần đã bán hay đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ được xem như một sự cam kết mức trách nhiệm của các thành viên đối với chính doanh nghiệp, đối tác và khách hàng của mình. Nó là cơ sở để các cổ đông phân chia lợi nhuận cũng như san sẻ rủi ro trong kinh doanh. 

Đặc biệt, vốn điều lệ cũng sẽ được ghi nhận trong Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.

Vốn điều lệ công ty là một yếu tố quan trọng bạn nên biết cách tra cứu
Vốn điều lệ công ty là một yếu tố quan trọng bạn nên biết cách tra cứu

Các hình thức góp vốn điều lệ công ty

Theo quy định tại Điều 34, Luật doanh nghiệp 2020 thì các hình thức góp vốn điều lệ được quy định như sau:

Tài sản vốn góp là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì các cổ đông có thể góp vốn điều lệ bằng nhiều hình thức. Chẳng hạn như bất động sản, tiền mặt, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng,… Chỉ cần giá trị của tài sản được các thành viên góp vốn đồng ý và có văn bản thỏa thuận rõ ràng.

Nên đăng ký vốn điều lệ của công ty cao hay thấp?

Đây chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn khi tra cứu số vốn điều lệ của các công ty. Thực tế mức vốn điều lệ không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động kinh doanh. Thế nhưng nó lại là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với mức thuế (lệ phí). 

Số vốn điều lệ của công ty càng cao thì số tiền thuế phải nộp sẽ càng lớn. Cụ thể như sau:

Loại hình tổ chứcSố vốn điều lệTiền thuế phải nộp (VNĐ)
Doanh nghiệp/tổ chức>10 tỷ VNĐ3 triệu đồng/năm
Doanh nghiệp/tổ chức<10 tỷ VNĐ2 triệu đồng/năm
Chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh/đơn vị sự nghiệp/tổ chức kinh tế khácKhông giới hạn1 triệu đồng/năm

Mặc dù mức vốn điều lệ của công ty chỉ quy định tại một số ngành nghề đặc biệt. Thế nhưng có 2 sự tác động mà chúng ta không thể phủ nhận là:

  • Vốn điều lệ thấp hay quá thấp thì sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Đây là trở ngại khiến công ty khó tạo niềm tin với khách hàng và đối tác hơn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, công ty có vốn điều lệ thấp sẽ khó vay được số tiền lớn bởi ngân hàng không đủ tin tưởng để cho vay số vốn vượt ngoài vốn điều lệ công ty.
  • Vốn điều lệ của công ty càng cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro càng cao. Tuy nhiên vốn điều lệ cao thường tạo sự tin tưởng cao hơn với khách hàng, đối tác.

 Vốn điều lệ tăng thì dễ nhưng giảm thì rất khó. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là dựa vào năng lực tài chính, quy mô và phương hướng hoạt động để doanh nghiệp căn cứ nên để số vốn nào ở mức vừa phải và có đủ khả năng đáp ứng.

Mức vốn điều lệ cao hay thấp tùy vào khả năng làm chủ nguồn tài chính của từng công ty
Mức vốn điều lệ cao hay thấp tùy vào khả năng làm chủ nguồn tài chính của từng công ty

Hướng dẫn cách tra cứu vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp

Để tra cứu số vốn điều lệ của một công ty, doanh nghiệp bạn có thể áp dụng một trong ba cách dưới đây:

Tra cứu vốn điều lệ trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Đi liền với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, nhiều nguồn dữ liệu quan trọng cũng được hiện đại hóa. Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp đều được công khai minh bạch và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Tại đây bạn sẽ được cung cấp các thông tin về: Địa chỉ, mã số thuế, mã số kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, vốn góp, số thành viên tham gia công ty,… của các doanh nghiệp, tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam. Nguồn thông tin được cung cấp từ website có độ tin cậy và tính chính xác cao. Vì vậy bạn có thể yên tâm tra cứu vốn điều lệ công ty tại đây. Các bước tìm kiếm nguồn vốn điều lệ gồm có các bước:

  • Bước 1: Truy cập website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx – Công thông tin đăng ký doanh nghiệp chính thống.
  • Bước 2: Điền các thông tin về tên doanh nghiệp/mã số thuế/mã số doanh nghiệp bạn cần tra cứu.
  • Bước 3: Bấm “Tra cứu” và nhận kết quả được trả về trên màn hình.

Đơn giản, nhanh chóng, thế nhưng tra cứu này chỉ thực hiện được cho các doanh nghiệp đã cập nhật thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử. 

Tra cứu vốn điều lệ doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư

Sở kế hoạch và đầu tư là nơi đăng ký giấy phép kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. Chính vì vậy bạn có thể tìm kiếm thông tin của tất cả các công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp tại đây.

Tuy nhiên Sở kế hoạch và đầu tư chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cá nhân/tổ chức có thẩm quyền, chức trách, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp. Quy trình tra cứu vốn điều lệ công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư gồm 2 bước:

  • Bước 1: Lập hồ sơ xin cung cấp vốn điều lệ và các thông tin công ty bạn quan tâm.
  • Bước 2: Chờ kết quả tra cứu được gửi về mail sau khi các nhân viên thuộc cơ quan chuyên trách kiểm tra và xử lý.

Liên hệ trực tiếp đến công ty cần tra cứu vốn điều lệ

Đây là cách tra cứu thông tin nhanh chóng và chính xác nhất ở thời điểm bạn tra cứu. Cách tra cứu này thường được áp dụng khi bạn có mối quan hệ mật thiết với công ty, doanh nghiệp. Nếu không sẽ phụ thuộc vào quy định, mức độ công khai thông tin của từng công ty.

Trên đây là 3 cách tra cứu vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào hay muốn chia sẻ thêm về chủ đề khác, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc comment bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất có thể!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcHướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bài tiếp theoVí nóng và ví lạnh là gì? Nên chọn loại ví nào để trữ Coin?