Lãi gộp là gì? Ý nghĩa và cách tính lãi gộp chính xác nhất

Lãi gộp là thuật ngữ quen thuộc với cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh. Để biết lãi gộp là gì, ý nghĩa và cách tính lãi gộp chính xác, hãy theo dõi bài viết sau.


Trong các báo cáo tài chính, lãi gộp là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện với vai trò quan trọng. Thông qua lãi gộp, doanh nghiệp có thể nhận định được hoạt động kinh doanh có đang đi đúng hướng hay không. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vậy, lãi gộp là gì? Ý nghĩa và cách tính lãi gộp như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được VnTrader giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Lãi gộp (lợi nhuận gộp) là gì?

Trong lĩnh vực tài kinh doanh nói chung, tài chính ngân hàng nói riêng. Lãi gộp (Frofit) chính là số tiền lãi mà bạn nhận được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, lãi gộp chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cá nhân/doanh nghiệp bỏ ra.

Lãi gộp (lợi nhuận gộp) là gì?
Lãi gộp (lợi nhuận gộp) là gì?

Còn đối với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhập hàng về bán. Lãi gộp là doanh thu thuần và số vốn mà bạn đã bỏ ra để nhập hàng. Còn với các doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa. Lãi gộp chính là số tiền chênh lệch giữa doanh thu thực và chi phí dùng để sản xuất các mặt hàng.

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp (tỷ suất lợi nhuận gộp/hệ số biên độ lợi nhuận gộp) là tỷ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Thông qua tỷ lệ lãi gộp, bạn có thể dễ dàng tính được lợi nhuận doanh nghiệp sau khi trừ hết các chi phí. 

Ngoài ra, bạn có thể so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm để đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh

Việc thường xuyên theo dõi lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp dự tính được hoạt động kinh doanh có hiệu quả không. Trường hợp kinh doanh phải bù lỗ, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp.

Có hai kiểu lãi gộp chính là lãi gộp ở mức âm và lãi gộp ở mức dương. Mỗi kiểu lãi gộp lại mang đến những ý nghĩa nhất định. Cụ thể:  

  • Lãi gộp ở mức âm (-): Có nghĩa là doanh nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống, hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả. Bạn sẽ nhận thấy lãi gộp đang bị âm, cần tìm ra nguyên nhân khắc phục.
  • Lãi gộp ở mức dưỡng (+): Doanh nghiệp đang làm ăn phát triển, tạo ra lợi nhuận. Bạn nên tiếp tục đầu tư, phát triển thêm để tăng tỷ lệ lợi nhuận. Ngoài ra, bạn có thể mở rộng sang thị trường khác, nhập thêm các mặt hàng…

Như vậy có thể thấy rằng, việc theo dõi sự biến động của lãi gộp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được chi phí bỏ ra so với doanh thu. Mà nó còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

So sánh lãi gộp (lợi nhuận gộp) và lãi ròng

Lãi gộp và lãi ròng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau về bản chất. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu kinh doanh thường bị nhầm lẫn về 2 khái niệm này.  Vì thế, để phân biệt được 2 khái niệm này, các bạn hãy tham khảo thông tin sau:

  • Lãi gộp : Là những gì còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất hoặc dịch vụ của bên người bán đã cung cấp. Công thức tính lãi gộp là: Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí hàng hóa đã bán.
  • Lãi ròng: Là số tiền còn lại sau khi trừ lợi nhuận gộp cũng như các chi phí hoạt động kinh doanh khác  như lãi suất và thuế.

Cách tính lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp chính xác nhất

Mặc dù mang đến những ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, cách tính lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp vô cùng đơn giản. Các bạn chỉ cần thực hiện theo công thức sau đây:

Cách tính lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp chính xác nhất
Cách tính lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp chính xác nhất

Công thức, cách tính lãi gộp

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa

Trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu, các bạn áp dụng công thức sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần

Lưu ý: Lãi gộp và lợi nhuận gộp có ý nghĩa tương đương nhau. Lợi nhuận gộp thường được dùng ở Anh, Úc, còn lãi gộp được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ.  

Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh quần áo, sản xuất 100 chiếc áo phông. Giá mỗi áo là 100.000 VNĐ/chiếc. Chi phí để sản xuất mỗi chiếc áo phông là 60.000 VNĐ. Từ công thức trên ta được, lãi gộp = 100*100.000 – 100*60.000 = 4.000.000 VNĐ.

Công thức và cách tính tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu

Ví dụ: Trong năm 2020, doanh nghiệp B có doanh thu là 100 tỷ, lãi gộp 20 tỷ. Dựa trên công thức trên ta được tỷ lệ lãi gộp (% ) = 20 / 100 = 20%. 

Một số trường hợp kinh doanh phí thấp lãi gộp cao

Tùy vào khả năng tính toán và quy luật kinh doanh mà lãi gộp có thể cao hoặc thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp bỏ ra chi phí kinh doanh thấp nhưng lãi gộp lại cao. Các bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau: 

  • Bán đồ ăn sáng, giao hàng tận nơi như bánh mì, xôi…Đây là những món ăn sáng có chi phí thấp, bên cạnh đó giao hàng tận nơi cũng giúp tăng thêm lợi nhuận.
  • Kinh doanh rau sạch, hoa quả Online giúp bạn tiết kiệm thuê chi phí mặt bằng. Bạn có thể mua rau sạch của người nông dân với giá thành rẻ rồi bán Online.
  • Các loại nước uống mang đi cũng là hình thức kinh doanh hiệu quả mang về lợi nhuận cao.
  • Bán quần áo, các vật dụng gia đình online…
  • Bán cây cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online…

Bài viết trên là những chia sẻ về lãi gộp là gì, ý nghĩa và cách tính lãi gộp một cách chính xác nhất. Hy vọng đó sẽ là thông tin hữu ích giúp hoạt động kinh doanh sản xuất của bạn ngày càng phát triển.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcNEO Coin là gì? Tìm hiểu chi tiết cách mua bán NEO Coin
Bài tiếp theoMô hình vai đầu vai: Cách nhận biết và giao dịch