Blockchain là gì? Ứng dụng & cách hoạt động của công nghệ Blockchain

Blockchain được biết là xu hướng của thời đại, có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy, Blockchain là gì, ứng dụng và cách hoạt động của công nghệ Blockchain như thế nào?


Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Blockchain chính là thành tựu đột phá mở ra xu hướng mới cho nhiều lĩnh vực. Blockchain không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực tài chính mà còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bất động sản…

Để biết Blockchain là gì, ứng dụng và cách hoạt động như thế nào, các bạn hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn trên hệ thống mã hóa phức tạp. Nó giống như một chiếc sổ kế toán công cộng, các giao dịch sẽ được ghi nhận và giám sát chặt chẽ trên mạng ngang hàng.

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Mọi hoạt động đều hoàn toàn tự động hóa, không có sự can thiệp từ bên thứ 3. Những khối thông tin trong Blockchain được gọi là “Block”, có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi bột Block sẽ chứa những thông tin về thời gian khởi tạo, sau đó liên kết chặt chẽ với khối trước.

Các dữ liệu được nạp vào Block sau khi được mạng lưới chấp nhận thì tuyệt đối không thể thay đổi. Điều này chống lại hành vi gian lận, thay đổi các dữ liệu được lưu trữ trong Blockchain.

Công nghệ Blockchain được kết hợp giữa 3 loại công nghệ bao gồm:

  • Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
  • Mạng ngang hàng:  Mỗi nút trong mạng giống như một Client, Server để lưu trữ bản sao ứng dụng. 
  • Lý thuyết trò chơi: Tuân thủ theo luật chơi đồng thuận được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Phân loại công nghệ Blockchain

Hệ thống Blockchain được chia ra làm 3 loại đó là:

Blockchain công khai (Public Blockchain) 

Bất cứ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Trong quá trình xác thực giao dịch có rất nhiều nút phải làm gia, vì thế việc tấn công vào hệ thống là không khả thi. 

Blockchain riêng tư (Private Blockchain)

Chỉ cho phép người dùng được đọc dữ liệu, không có quyền ghi. Quyền này sẽ thuộc vào tổ chức thứ 3 đáng tin cậy. Do đó, thời gian xác nhận giao dịch nhanh chóng, cần ít thiết bị tham gia.

Blockchain hỗn hợp (Hybrid Blockchain) 

Là sự kết hợp giữa Blockchain công khai và Blockchain riêng tư. Vì thế nó có được sự bảo mật của 2 cả loại công nghệ trên. Doanh nghiệp có thể tùy chọn dữ liệu nào muốn công khai, dữ liệu nào muốn bảo mật. Ngoài ra, chi phí giao dịch thấp hơn so với 2 loại còn lại.  

Các phiên bản của công nghệ Blockchain

Các phiên bản của công nghệ Blockchain
Các phiên bản của công nghệ Blockchain

Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán

Blockchain 1.0 có ứng dụng chính trong lĩnh vực tiền tệ, điển hình Bitcoin. Blockchain 1.0 giúp các giao dịch trên thị trường tiền ảo diễn ra nhanh chóng, đảm bảo minh bạch. 

Blockchain 2.0  – Tài chính và Thị trường

Ứng dụng chính của Blockchain 2.0 là xử lý các vấn đề tài chính và ngân hàng như cổ phiếu, chứng khoán…Phiên bản này được nâng cấp thêm hợp đồng thông minh, thiết lập sẵn, được ký kết giữa các bên. Đồng thời được thực hiện chặt chẽ, không có sự can thiệp từ bên thứ 3. 

Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động

Blockchain 3.0 là sự kết hợp giữa smart contract của Blockchain 2.0 và ứng dụng phân tán (Dapp).  Blockchain đã mở rộng khỏi lĩnh vực tài chính, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Blockchain 4.0 – Tập trung cho doanh nghiệp

Giúp các doanh nghiệp tạo giao dịch nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Doanh nghiệp có thể quyết định dữ liệu tài khoản nào đó mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Tự động lưu trữ thông tin khi thanh toán, không sửa đổi thông tin, đảm bảo tính minh bạch.

Ưu, nhược điểm của công nghệ Blockchain

Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng Blockchain vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể:

Ưu điểm

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain.
  • Dữ liệu trong Blockchain không thể sửa và được lưu trữ mãi mãi.
  • Mọi thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán, bảo mật an toàn tuyệt đối. 
  • Người tham gia trong Blockchain có thể theo dõi dữ liệu, thống kê toàn bộ lịch sử trên từng địa chỉ.
  • Hợp đồng thông minh do được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), không cần bên thứ 3.

Nhược điểm

  • Tuy Blockchain khá an toàn nhưng vẫn có thể bị tấn công, đặc biệt được nhắc nhiều nhất là tấn công 51%. Điều này sẽ khiến đơn vị bị phá vỡ mạng lưới bằng cách cố ý ngăn chặn hoặc sửa đổi đặt giao dịch.
  • Một khi dữ liệu đã được thêm vào Blockchain thì việc sửa đổi là rất khó và phức tạp.
  • Người dùng cần chìa khóa cá nhân để truy cập vào Block của họ. Nếu mất chìa khóa cá nhân thì tiền sẽ bị mất và không mở được để lấy tiền.
  • Quy trình này sử dụng rất nhiều điện. 

Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, Blockchain chính là một chuỗi các khối được móc nối với nhau bằng dây xích. Trong mỗi khối sẽ bao gồm:

  • Dữ liệu: Chứa thông tin về các giao dịch. 
  • Mã băm: Giống như dấu vân tay, mã duy nhất dùng để nhận diện mỗi khối cũng như dữ liệu trong đó. 
  • Mã băm đối chiếu: Là mã băm của khối block trước đó giúp các khối đều được liên kết với nhau. 
  • Xác minh giao dịch: Mọi thông tin liên quan đến giao dịch như: Tên giao dịch, thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch…đều được ghi lại. Sau đó phải có xác nhận từ các bên tham gia mới được chấp thuận. 
  • Hàm băm (hash function) chuyển đổi: Chỉ được đóng khối, thêm vào chuỗi khi đã chuyển đổi thành ký tự, số qua hàm băm.

Blockchain có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?

Ngày nay, Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và công nghệ. Cụ thể:

Blockchain có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Blockchain có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?

Tiền điện tử

Blockchain thường được biết đến là công nghệ của tiền điện tử Bitcoin. Để có thể theo dõi số lượng Bitcoin mà mỗi người sở hữu trong tài khoản. Đồng thời theo dõi các giao dịch phát sinh, người chơi phải có một cuốn sổ kế toán như Blockchain.

Hỗ trợ quản lý điều hành tổ chức

Blockchain hỗ trợ lưu trữ và xử lý dữ liệu của chính phủ hoặc phi chính phủ. Tất cả các thông tin sẽ được lưu trữ trên hệ thống database. Tất cả những thông tin này sẽ không bị thay đổi hay mất đi. Vì thế, người được cho quyền cũng có thể truy cập để nắm thông tin.

Hỗ trợ quản lý quốc gia

Blockchain còn được áp dụng vào việc quản lý điều hành. Ví dự như quốc gia Georgia, họ đã sử dụng Blockchain để hỗ trợ quản lý điều hành quốc gia. Cơ quan quản lý đất đại tại quốc gia này đã chuyển đăng ký quyền sở hữu đất sang blockchain. Theo Economist, hiện tại, hệ thống đang xử lý 160.000 hồ sơ.

Ngoài ra, Blockchain còn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như: Y tế, giáo dục, thuế, gaming, tài chính ngân hàng, bất động sản…

Xu hướng công nghệ Blockchain trong tương lai

Blockchain có thể được xem là công nghệ tương lai với những bước tăng trường nhất định. Bên cạnh đó, nó là nền tảng thúc đẩy sự ra đời của các ứng dụng khác. Do đó, Blockchain được dự đoán sẽ có những xu thế trong tương lai như:

  • Xu hướng được tin tưởng hơn, hứa hẹn giảm bớt các vụ lừa đảo vì đã có sự can thiệp của nhà nước.  
  • Bitcoin cũng như nhiều loại tiền ảo vẫn khác vẫn tiếp tục phát triển trên nền tảng công nghệ Blockchain.
  • Mở rộng tính ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, điều mà Blockchain đã và làm. Trong tương lai, Blockchain còn có thể tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử cũng như nhiều ngành nghề khác.
  • Xu hướng bùng nổ game Blockchain được xây dựng trên nền tảng Blockchain thu hút nhiều nhà đầu tư.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết Blockchain, các ứng dụng và cách hoạt động như thế nào rồi phải không? Mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thế nhưng nếu biết cách tận dụng thì sẽ mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp.  Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp đất nước có cơ hội bắt nhịp với sự phát triển của kinh tế toàn cầu.

TÌM HIỂU THÊM: 

5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcCó 50 triệu nên đầu tư kinh doanh gì giúp sinh lời hiệu quả?
Bài tiếp theoBTC Dominance là gì? Tìm hiểu về chỉ số Bitcoin Dominance