Thu nhập ròng là gì? Công thức và cách tính thu nhập ròng?

Thu nhập ròng là thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà đầu tư kinh doanh. Vậy, chính xác thu nhập ròng là gì? Công thức và cách tính thu nhập ròng như thế nào?


Đối với dân kinh doanh, thu nhập ròng là thuật ngữ đã quá đỗi quen thuộc. Bởi, nó có ảnh hưởng lớn tới số vốn của nhà đầu tư và cổ đông. Vì thế, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp hoặc đang có ý định đầu tư kinh doanh, bạn cần nắm rõ những thông tin liên quan đến thu nhập ròng.

Trong bài viết này, VnTrader sẽ chỉ ra khái niệm thu nhập ròng là gì, công thức và cách tính thu nhập ròng. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích dành cho các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp.

Thu nhập ròng là gì?

Thu nhập ròng (tên gọi Tiếng Anh là Net Income, viết tắt NI) hay còn gọi là lợi nhuận ròng, lãi ròng. Đây là khoản lợi nhuận mà Công ty/doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ một số chi phí như: Vốn hàng hóa, bán hàng, hành chính, khấu hao, lãi, thuế…. 

Thu nhập ròng là gì?
Thu nhập ròng là gì?

Trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp/công ty, thu nhập nằm ở dòng cuối cùng. Bởi, thu nhập ròng được xem là Bottom line (dòng mấu chốt). Thông qua thu nhập ròng, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh thu của doanh nghiệp/công ty khi đã trừ tất cả chi phí.

Công thức và cách tính thu nhập ròng

Công thức tính thu nhập ròng 

Nếu tính thu nhập ròng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì công thức sẽ như sau: 

Thu nhập ròng = doanh thu thuần  + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường – giá vốn bán hàng – chi phí (phí bán hàng + phí quản lý doanh nghiệp + các khoản phí bất thường) – thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Hoặc

Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

  • Tổng Doanh Thu = Doanh thu thuần + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường
  • Tổng chi phí bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, Marketing bán hang, thuế, chi phí phát sinh…

Ví dụ về cách tính thu nhập ròng

Giả sử Doanh nghiệp A kinh doanh các mặt hàng thời trang bao gồm quần áo, giày dép…Năm 2020, doanh nghiệp đạt doanh thu 200.000 USD. Các khoản chi phí tạo ra doanh thu này bao gồm:

  • Chi phí hoạt động quản lý: 40.000 USD.
  • Chi phí cho các thiết bị máy móc: 60.000 USD.
  • Thuế thu nhập phải đóng: 30.000 USD.
  • Lãi vay: 20.000 USD.

Nếu áp dụng theo công thức trên thì thu nhập ròng của doanh nghiệp A sẽ được tính như sau: 

IN = 200.000 –  40.000 – 60.000 – 20.000 – 30.000 = 50.000 USD.

Ngay sau khi tính được thu nhập ròng, tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp A sẽ là: Tỷ suất lợi nhuận ròng = ( lãi ròng (thu nhập ròng) / tổng doanh thu) x 100 = (50.000/200.000) x 100 = 25% hoặc 0,25. 

Từ những kết quả tính toán trên có thể thấy rằng, tương ứng với biên lợi nhuận 25% doanh nghiệp A kiếm được 25 xu lợi nhuận cho mỗi đô la thu được.

Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng

Thu nhập ròng mang trong mình những đặc điểm có thể kể đến như:

  • Với hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập ròng là kết quả sau khi trừ chi phí, tổn thất nếu có giá trị dương. Còn nếu kết quả là âm thì thu nhập ròng gọi là lỗ ròng, chi phí vượt quá thu nhập.
  • Thu nhập ròng có thể không phản ánh được một số lợi ích, thiệt hại thực tế trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
  • Gia tăng lợi nhuận, gia tăng vốn cho các đầu tư. Ngược lại, lỗ ròng thì chắc chắn sẽ giảm vốn xuống.
  • Lợi nhuận ròng thay đổi nếu kế toàn sử dụng thủ thuật như tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc ngược lại.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập ròng?

Dưới đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập ròng mà bạn cần nắm rõ như: 

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì thu nhập ròng sẽ càng thấp. Vì thế, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí. Cần đảm bảo, tối đa chi phí hoạt động của doanh nghiệp chỉ chiếm 30%.

Giá gốc sản phẩm

Đây là yếu tố quan trọng quyết định tới chi phí hoạt động của một doanh nghiệp. Giá gốc nhập của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Vậy nên, bạn cần tìm nguồn hàng ưu đãi để đảm bảo chất lượng cũng như lãi ròng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập được quy định rõ theo Pháp luật, vì thế không thể tăng giảm theo nguyện vọng của doanh nghiệp. Do đó, để tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp có thể năng giá bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá trị vật liệu….

Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh

Trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thu nhập ròng không chỉ quan trọng với doanh nghiệp/công ty. Mà thu nhập ròng còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư. Cụ thể:

Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh
  • Thu nhập ròng chính là số tiền thu được sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Con số này được dùng để tính toán hiệu quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính, chi trả cổ tức, tái đầu tư… 
  • Thông qua kết quả thu nhập ròng, nhà đầu tư sẽ biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp/công ty thu được. Điều này giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định mua cổ phần, cổ tức hoặc tái đầu tư vào doanh nghiệp đó.  
  • Bạn sẽ tính được chỉ số EPS ( thu nhập trên 1 cổ phiếu) nếu lấy thu nhập ròng chia cho số cổ phiếu công ty đang lưu hành. Điều này giúp nhà đầu tư đưa ra những phương án phù hợp cho mình.
  • Việc theo dõi sự tăng, giảm biên lợi nhuận ròng, doanh nghiệp sẽ đánh giá được các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp còn đưa ra được những dự báo về lợi nhuận dựa trên doanh thu.
  • Nắm rõ lãi ròng/thu nhập ròng giúp doanh nghiệp đánh giá được lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh thu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được hoạt động kinh doanh hiện tại đang lãi hay lỗ. 
  • Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, nếu thu nhập ròng lớn hơn 0 thì lãi, ngược lại thấp hơn thì là lỗ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đối chiếu và tìm ra hướng đi đúng đắn để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, thu nhập ròng dễ bị thao túng bởi những thủ thuật kế toán. Vì thế, bạn cần xem xét chất lượng số liệu được sử dụng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết thu nhập ròng là gì rồi phải không nào? Hy vọng qua những thông tin trên, nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được hoạt động của một doanh nghiệp.  

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcQuyền chọn nhị phân là gì? Có thật sự lừa đảo hay không?
Bài tiếp theoFX Trading Markets là gì? Có phải là sàn lừa đảo hay không?