Chính sách tài khóa là gì? Vai trò của chính sách tài khóa?

Chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm cũng như bình ổn giá cả. Vậy, Chính sách tài khóa là gì? Nó có vai trò như thế nào?


Người ta thường ví chính sách tài khóa giống như “bàn tay vô hình” của chính phủ. Thông qua công cụ này, chính phủ có thể can thiệp tới tình hình chính trị của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đặc biệt, trong thời điểm lạm phát tăng cao hoặc GDP tăng trưởng không như kỳ vọng. Chính sách tài khóa sẽ là công cụ ngắn hạn giúp chính phủ nhanh chóng cải thiện được tình hình.

Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết chính sách tài khóa là gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc tăng trưởng kinh tế? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tài khóa là gì?

Tài khóa được biết là một chu kỳ trong thời gian 12 tháng. Có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước và doanh nghiệp.

Thông thường tài khóa còn được gọi với những cái tên thay thế như “năm quyết toán thuế” hoặc “năm tài chính”.

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa có tên gọi tiếng Anh là Fiscal Policy. Đây là biện pháp can thiệp của chính phủ tới hệ thống thuế, các khoản chi tiêu để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách tài khóa có tác dụng làm tăng trưởng kinh tế, tạo ra công việc, hạn chế lạm phát, ổn định giá cả.

Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là gì?

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, chính sách tài khóa là công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô. Công cụ này có khả năng thay đổi được các chính sách về chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ có chính quyền trung ương ( chính phủ) mới có quyền thực thi chính sách tài khóa.

Công cụ của chính sách tài khóa

Có 2 công cụ chủ yếu được sử dụng trong chính sách tài khóa đó là:

Chi tiêu chính phủ

Trong chi tiêu chính phủ sẽ bao gồm 2 loại: 

Chi mua hàng hoá dịch vụ

Chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, xây dựng đường xá, cầu cống, công trình hạ tầng…Khi chính phủ tăng hoặc giảm chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thì sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu theo tính chất số nhân.

Tức là, nếu chính phủ chi tiêu, mua sắm tăng thêm 1 đồng thì tổng cao sẽ tăng nhiều hơn 1 đồng. Ngược lại, nếu giảm giảm đi một đồng thì tổng cầu cũng giảm với tốc độ nhanh chóng.

Chi chuyển nhượng

Chính phủ trợ cấp cho một số đối tượng là người nghèo hoặc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Chi chuyển nhượng ảnh hưởng gián tiếp tới tổng cầu về thu nhập cũng như tiêu dùng cá nhân. 

Trường hợp chính phủ tăng chi chuyển nhượng tăng thì hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân cũng tăng lên. 

Thuế

Có nhiều loại thuế khác nhau, nhưng về cơ bản thuế được chia làm 2 loại như sau:

Thuế trực thu (direct taxes)

Loại thuế này sẽ được đánh trực tiếp vào tài sản hoặc thu nhập của người lao động. 

Thuế gián thu (indirect taxes)

Loại thuế này sẽ được đánh lên hàng hóa, dịch vụ lưu thông qua hành vi sản xuất, tiêu dùng. 

Trong nền kinh tế nói chung, thuế được tác động dưới 2 cách:

  • Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập của cá nhân khiến tổng cầu, GPD giảm. 
  • Thuế tác động khiến giá cả dịch vụ, hàng hóa bị thay đổi ảnh hưởng tới hành vi, động cơ của các cá nhân.

Vai trò của chính sách tài khóa 

Như đã nói ở trên, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong một nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

  • Chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế qua việc chi tiêu và thuế. Nếu điều kiện bình thường thì biện pháp này có thể tăng động vào kinh tế thị trường. Còn nếu kinh tế có dấu hiệu suy giảm hoặc phát triển quá mức thì nó giúp cân bằng kinh tế. 
  • Chính sách tài khóa còn có khả năng khắc phục thất bại của thị trường. Đồng thời phân nguồn lực kinh tế hiệu quả qua chính sách chi tiêu, thuế.
  • Phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, điều chỉnh rủi ro có nguồn gốc thị trường. Từ đó, tạo ra một sự ổn định về mặt xã hội giúp môi trường ổn định, kinh tế tăng trưởng.
  • Hướng tới mục tiêu tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp, định hướng phát triển.
Vai trò của chính sách tài khóa
Vai trò của chính sách tài khóa 

Mặc dù chính sách tài khóa mang trong mình nhiều ý nghĩa thiết thực. Thế nhưng chính sách này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định đó là:

  • Chính phủ phải mất một thời gian để thống kê số liệu tin cậy về nền kinh tế vĩ mô. Thông thường là 6 tháng. Sau đó, chính phủ sẽ mất thêm một khoảng thời gian nữa để đưa ra quyết định và thực thi.
  • Bên cạnh đó, chính phủ còn gặp 2 vấn đề nữa. Thứ nhất chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu. Thứ hai, ước tính quy mô tác đôngj chỉ dựa trên số liệu quá khứ. Chính vì những điều này mà chính sách tài khóa không mang tới kết quả như mong đợi.
  • Khi kinh tế rơi vào suy thoái, sản lượng thực tế thấp hơn nhiều so với sản lượng tiềm năng. Điều này dẫn đến tính trạng thất nghiệp tăng cao, chính phủ sẽ bị gia tăng chi tiêu, thậm chí là gia tăng nợ.
  • Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách có thể ảnh hưởng tới lợi ích của người dân.

Phân biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều là những công cụ được thực thi trong một nền kinh tế. Tuy nhiên, 2 công cụ này có những điểm giống và khác nhau như sau:

Chỉ tiêu so sánh Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ
Giống nhau Đều là công cụ/chính sách được dùng để ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế vĩ mô. 
Khác nhau
Khái niệm Là công cụ nhằm tác động đến hoạt động chi tiêu, thuế của chính phủ đến nền kinh tế.  Là chính sách sử dụng công cụ hoạt động tín dụng, ngoại hối để ổn định tiền tệ. Điều này giúp kinh tế dần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Người tạo chính sách Chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền thực thi. Ngân hàng trung ương (cơ quan tổ chức)
Mục tiêu Tập trung vào mức sản lượng và tạo ra việc làm.  Ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm tình trạng thất nghiệp.
Công cụ thực hiện chính sách Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ Lãi suất, dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái, nới lỏng định lượng, nghiệp vụ thị trường mở…

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết chính sách tài khóa là gì, nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng như thế nào. Có thể thấy rằng, chính sách tài khóa là một công cụ mang đến nhiều lợi ích trong việc điều chính cũng như định hướng phát triển kinh tế của một đất nước.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcĐầu tư Forex là gì? Hướng dẫn đầu tư ngoại hối Forex hiệu quả
Bài tiếp theoCách rút tiền từ ví Neteller về tài khoản ngân hàng Việt Nam