ROS là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROS

ROS là một trong các chỉ số quan trọng thường được sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy ROS là gì? Ý nghĩa và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!


ROA, ROE, GDP, GNP,… đều là những chỉ số rất quen thuộc của dân kinh tế. Được biết đến là những chỉ số quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng không chỉ được những người học về kinh tế chủ trọng mà tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh quan, các nhà xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp,… quan tâm đến.

Vậy ROS là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số này như thế nào? Hãy cùng VnTrader tìm hiểu chi tiết từ A đến Z trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số ROS là gì?

ROS là viết tắt tiếng anh của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – Return On Sales. Chỉ số ROS thể hiện một đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 

Ngoài ra ROS cũng là chỉ số phản ánh hiệu quả của việc kiểm soát cho phí đầu tư cho doanh nghiệp. Thông thường, chỉ số này thường được để ở dưới dạng tỷ lệ phần trăm. 

Ví dụ: ROS = 20% tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ thu được 0.2 đồng lợi nhuận sau thuế. 

Hướng dẫn cách tính chỉ số ROS

Tùy vào mục đích, nhu cầu và thời điểm tính ROS mà chỉ số này sẽ được tính theo chu kỳ năm, quý hoặc tháng. Công thức tính chỉ số ROS như sau:  

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x 100%

Trong đó: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế được lấy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách tính chỉ số ROS
Cách tính chỉ số ROS

Ý nghĩa của chỉ số ROS

Muốn đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì cần làm như thế nào? ROS chính là giải pháp để giải quyết câu hỏi này. 

Doanh thu thuần luôn là một con số dương. Dựa vào công thức tính ROS ở bên trên có thể dễ dàng nhận thấy lợi nhuận sau thuế chính là yếu tố quyết định ROS lớn hơn hay nhỏ hơn 0. 

  • ROS<0 (ROS âm) cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thua lỗ. Doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng các nhà quản lý không kiểm soát được các chi phí cho hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
  • ROS>0 (ROS dương) cho thấy doanh đang làm ăn có lãi. Giá trị ROS thu được càng lớn chứng minh công ty hoạt động càng tốt. ROS dưỡng cũng chính là kết quả mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Dựa vào đây chủ doanh nghiệp sẽ có thêm căn cứ để định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.

Khi xem chỉ số ROS của nhiều ngành nghề khác nhau bạn sẽ thấy có sự chênh lệch lớn nhỏ khác nhau mặc dù vẫn ở trạng thái dương. Bởi mỗi một ngành nghề sẽ có các đặc điểm khác nhau và nó tác động tạo ra giá trị chỉ số ROS không tương đương nhau.

Chính vì vậy, để có được đánh giá chuẩn xác, bạn nên so sánh với ROS trung bình ngành đó. Hãy nhớ không nên vội đánh giá chỉ dựa vào mức độ giá trị của nó.

Chỉ số ROS bao nhiêu là đẹp?

Chỉ số ROS dương luôn là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Thế nhưng ROS>0 thôi thì chưa phải là kỳ vọng của họ. Bạn có thể hiểu như việc kinh doanh không lỗ không có nghĩa là mức lợi nhuận đó khiến bạn hài lòng vậy. Chúng ta luôn có một mức lợi nhuận kỳ vọng nào để hướng tới. Và chỉ số ROS đẹp cũng tương tự như vậy.

Vậy bạn có biết chỉ số ROS bao nhiêu là đẹp? 

Chỉ số ROS bao nhiêu là đẹp?
Chỉ số ROS bao nhiêu là đẹp?

ROS đứng độc lập

Nếu phân tích dưới góc độ ROS đứng độc lập thì ROS>10% được đánh giá là đẹp. Đây là tỷ lệ cho thấy đó là một công ty mạnh. 

Xu hướng của chỉ số ROS

Một công ty phát triển bền vững sẽ có chỉ số ROS ổn định hoặc tăng theo thời gian. Công ty hoạt động rất tốt khi có chỉ số ROS đáp ứng được điều này trong khoảng 3-5 năm.

Tỷ lệ chỉ số ROS của công ty với trung bình ngành

10% không phải là tỷ lệ tối thiểu để có chỉ số ROS đẹp ở tất cả các ngành nghề. Tùy vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh sẽ có các yếu tố tác động khác nhau dẫn đến mức sàn chỉ số ROS cũng khác.

Vậy nên để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của công ty có tốt hay không bạn nên so sánh với chỉ số ROS trung bình của ngành, Các công ty hoạt động cùng ngành, không nên so sánh với các công ty thuộc ngành khác. 

ROS không phải là chỉ số quan trọng nhất trong phân tích báo cáo tài chính mà còn có các chỉ số khác như: ROA, ROE,…

Doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ hay đột biến

Đối với các doanh nghiệp hoạt động có chu kỳ như kinh doanh mặt hàng theo mùa vụ sẽ không thể đánh giá tình hình hoạt động của công ty chỉ trong 1 năm. Khi đúng chu kỳ kinh doanh, lợi nhuận tăng theo, hết chu kỳ doanh thu giảm, lợi nhuận cũng giảm theo, tỷ lệ ROS sẽ có sự chênh lệch lớn giữa các khoảng thời gian trong năm. Vậy nên sẽ cần xem xét chỉ số từ 3-7 năm để có những đánh giá chính xác nhất.

Còn đối với những doanh nghiệp có thu nhập thất thường, đột biến thì nên loại bỏ chúng để có được kết quả ROS sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhất.

Sự liên hệ giữa các chỉ số: ROS, ROA và ROE

ROA – Return On Asset là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này thể hiện 1 đồng tài sản của doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE – Return On Equity là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện với 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 

Như đã chia sẻ bên trên, cả ba chỉ số ROS, ROA, ROE đều được sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chúng có sự tương đồng về mặt xu hướng.

Cụ thể:

  • Khi tỷ số ROS tăng sẽ giúp cho ROA tăng tương ứng, cho thấy doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong kỳ.
  • ROS giảm sẽ kéo theo chỉ số ROA cũng giảm, thể hiện việc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa đạt hiệu quả.

Trên là những chia sẻ của NAB về chỉ số ROS là gì? Ý nghĩa cùng cách tính xác định chỉ số ROS của doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì cần tìm hiểu thêm, hãy comment ngay bên dưới để chúng tôi hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé! Chúc bạn sẽ sớm trở thành nhà đầu tư giỏi và gặt hái được nhiều thành công!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcCách kiếm tiền trong Play Together cực kỳ đơn giản
Bài tiếp theoWefinex là gì? Sàn Wefinex có thật sự lừa đảo hay không?