Mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Mô hình Ponzi là hình thức lừa đảo không còn quá xa lạ trong lĩnh vực kỹ thuật số. Vậy mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi này như thế nào?


Đầu năm 2018, chúng ta đã chứng kiến sự biến tướng của mô hình Ponzi trong thị trường Coin (tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa). Một số cái tên đình đám hoạt động dưới mô hình này bị sụp đổ có thể kể đến như: Bitconnect, iFan, Hextracoin..Hầu hết, những dự án này đều có vỏ bọc là tiền điện tử, hoạt động dựa trên nền Blockchain. Thế nhưng, thực chất là một kế hoạch Ponzi lừa đảo các nhà đầu tư. 

Để hiểu rõ Ponzi là gì, dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi ra sao. Các bạn hãy cùng VnTrader theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Ponzi là gì?

Ponzi hay mô hình Ponzi là hình thức lừa đảo theo hình kim tự tháp, tức là vay tiền của người này để trả nợ cho người khác. Người đi vay tiền luôn cam kết trả lãi cao, quảng cáo về những tấm gương đã nhận được lãi suất cao trước đó. 

Ponzi là gì?
Ponzi là gì?

Các khoản vay này thường được quảng cáo với mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư khác. Cùng với đó là các khoản % hoa hồng khi giới thiệu được thêm người mới vào hệ thống. Việc giới thiệu thêm nhiều người khác tham gia sẽ giúp người đi vay gom được những khoản tiền lớn từ người cho vay mới. 

Để củng cố lòng tin, thời gian đầu các khoản lãi suất cũng như hoa hồng sẽ được trả rất đúng hạn. Điều này khiến nhiều người tiếp tục bỏ thêm tiền vào để kỳ vọng nhận được nhiều lãi suất hơn. Tuy nhiên, đến khi không đủ tiền để trả cho toàn hệ thống, mô hình này sẽ sụp đổ và biến mất.

Nguồn gốc của mô hình Ponzi lừa đảo

Mô hình Ponzi được đặt tên theo tên lừa đảo Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý). Đây là người đã làm mô hình lừa đảo này trở nên nổi tiếng trong năm 1920. Thực chất mô hình Ponzi này bắt nguồn từ các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) của Charles Dickens.

Nguồn gốc của mô hình Ponzi lừa đảo
Nguồn gốc của mô hình Ponzi lừa đảo

Mô hình lừa đảo này kiếm được rất nhiều tiền nên vô cùng nổi tiếng tại Mỹ. Ban đầu, Ponzi sử dụng mã giảm giá quốc tế để mua tem thư ở quốc gia bán giá rẻ. Sau đó bán đến những nơi có giá đắt để thu về lợi nhuận.

Cũng chính vì nhờ khoản doanh thu “khổng lồ” này đã giúp Ponzi có tiền để thành lập“Công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company”. Việc kêu gọi các nhà đầu tư đồng nghĩa với việc sẽ phải chia lợi nhuận cho nhà đầu tư và tiền lãi cho bản thân ông ta. Vì thế, do áp lực trả lãi vượt quá nguồn đầu tư mới nên đến năm 1920 thì sụp đổ.

Hình thức hoạt động của mô hình Ponzi

“Kẻ cầm đầu” của mô hình Ponzi có thể là cá nhân hoặc một tổ chức. Thông thường, họ sẽ thành lập công ty để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Ban đầu, họ sẽ quảng bá là bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó mang về lợi nhuận.

Những sản phẩm, dịch vụ, dự án này có thể tồn tại thật hoặc chỉ là giả tạo. Sau đó, họ sẽ bắt đầu kêu gọi vốn với cam kết trả lãi cao cùng với % hoa hồng khi mời được người mới tham gia. Người đầu tiên tham gia vào hệ thống gọi là cấp I, nhận lãi trực tiếp từ kẻ cầm đầu.

Cấp I tiếp tục kêu gọi người khác tham gia và trở thành cấp II. Càng kêu gọi được nhiều người thì % hoa hồng nhận được sẽ càng cao. Điều này khiến hệ thống phát triển lên đến cấp III, IV, V…đến cấp n. 

Để có thể duy trì được tổ chức này, họ sẽ lấy tiền của nhà đầu tư sau để trả cho nhà đầu tư trước. Người tham gia vào hệ thống có thể tồn tại dưới 3 hình thức. Một là đầu tư tiền và nhận lãi, hai là tham gia với tư cách giới thiệu người để nhận hoa hồng. Ba là vừa đầu tư nhận lãi và giới thiệu người để nhận hoa hồng.

Dù là bất cứ hình thức nào thì nhà đầu tư cũng cần phải bỏ ra tiền thì mới được tham gia vào hệ thống. Và để thu hút được nhiều người tham gia, họ đã đưa ra bằng chứng những người tham gia nhận lãi suất và mức hoa hồng cao.

Tuy nhiên, mô hình này chỉ tồn tại khi hệ thống có nhiều người tham gia để có tiền trả lãi và hoa hồng. Thế nhưng, rồi cũng đến lúc người tham gia ít đi, không đủ trả tiền để trả lãi. Điều này khiến hệ thống mất uy tín và sụp đổ.

Kẻ cầm đầu sẽ ôm tiền bỏ trốn hoặc sẽ bị bắt. Những người tham gia vào thời gian đầu nhận lãi cao rồi rút vốn hoặc chỉ tập trung vào vai trò giới thiệu thì không mất gì. Còn những người ở cấp thấp nhất vừa không nhận được lãi suất vừa mất luôn cả tiền gốc.

Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi 

Dưới đây là những dấu hiệu nổi bật nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi mà các bạn có thể tham khảo.

Cam kết mang lại lợi nhuận cao, ít rủi ro

Hầu hết các chương trình Ponzi đều cam kết lợi nhuận cao mà không có bất cứ rủi ro nào. Thông thường, lợi nhuận của một chương trình Pozi sẽ rơi vào khoảng 30%/tháng hoặc hơn 300%/năm. Dường như đây là một mức lợi nhuận không tồn tại trên thực tế.

Lợi nhuận ổn định cho dù thị trường biến động

Thực chất, lợi nhuận của mô hình này là lấy tiền của nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư trước đó. Vì thế, lợi nhuận của mô hình này luôn ổn định bất chấp thị trường biến động lên xuống ra sao. 

Hình thức đầu tư được giữ kín, không giải thích cụ thể về hình thức đầu tư.

Có hoa hồng nhiều tầng(đa cấp)

Để duy trì hệ thống bắt buộc phải có lượng tiền đổ vào liên tục. Khi giới thiệu thêm người mới, nhà đầu tư sẽ được hưởng hoa hồng hoặc ưu đãi nào đó. Mặc dù nhiều người biết là lừa đảo nhưng vẫn dụ người khác tham gia để nhận hoa hồng. Do đa cấp khó phân biệt nên thường núp bóng tiếp thị liên kết để lừa đảo.

Có hoa hồng nhiều tầng(đa cấp)
Có hoa hồng nhiều tầng(đa cấp)

Không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền 

Vì là lừa đảo nên mô hình Ponzi không được đăng ký với bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào. Họ sẽ làm giả giấy tờ hoặc giả vờ là hình thức đầu tư chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Điều này khiến Ponzi trở nên phổ biến trên Internet do có thể né tránh trách nhiệm.

Sản phẩm tệ hoặc không tồn tại

Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi là không cho xem sản phẩm của họ. Có thể là do sản phẩm của công ty đó không tồn tại hoặc sản phẩm tệ hại.

Khách hàng khó rút tiền ra khỏi tổ chức

Tiền đầu tư của nhà đầu tư mới chính là lợi nhuận để họ chi trả cho tuyến trên. Vì thế, dường như không thể rút ra được. Trường trường hợp họ dụ dỗ được người mới tham gia thì mới rút được vốn đầu tư của mình.

Một số mô hình Ponzi lừa đảo tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển kinh tế. Thế nhưng, người dân chưa trang bị kiến thức về tài chính nên thường bị lợi dụng lừa đảo.

Mô hình Pozi thường được biết đến với tên gọi “đa cấp”. Một số mô hình Ponzi nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: Skyway, Crown 1, Saffron, kinh doanh thực phẩm chức năng…

Trên đây là những thông tin liên quan đến Ponzi là gì, dấu hiệu mô hình lừa đảo Ponzi mà các bạn cần nắm rõ. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về mô hình này để tránh rơi vào “cạm bẫy” lừa đảo nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcĐiểm Pivot là gì? Cách sử dụng điểm xoay Pivot hiệu quả
Bài tiếp theoChơi chứng khoán ảo: Cách chơi và các sàn chơi uy tín nhất?