Lending là khái niệm đã quá đỗi quen thuộc với những người tham gia thị trường đời đầu. Vậy, Lending là gì? Đặc điểm, cách thức hoạt động của Lending trong Crypto như thế nào?
Sự ra đời của nền tảng Lending Crypto đã và đang trở thành xu hướng mới trong thế giới tài chính. Thực chất, Lending chính là việc cho vay mượn tài sản, sau đó nhận lại gốc và lãi suất theo thỏa thuận. Lending ngày càng đa dạng, nó không chỉ xuất hiện ở các sàn Binance Lending, Gate Lending, Poloniex…mà còn phát triển trên nền tảng riêng biệt như NEXO, Cred, BlockFi, Constant…
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề xung quanh Lending trong Crypto nhưng không biết Lending là gì thì hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Lending là gì?
Lending dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “cho vay”. Đây là hình thức cho vay coin/token trên thị trường tiền điện tử ( tiền mã hóa). Người cho vay sử dụng tài sản là coin/token để cho người khác vay (borrowers) với tỉ lệ lãi suất nhất định.
Sau khi hết thời gian thỏa thuận, người đi vay có trách nhiệm thanh toán đầy đủ gốc và lãi suất theo cam kết trước đó.
Ví dụ: Người cho vay Lending 1000 BUSD trên Binance Lending với lãi suất 10%/năm trong 100 ngày. Sau 100 ngày, người cho vay sẽ nhận được: 1000 BUSD + 1000 x 10% x 100/365 = 1027.39 USD.
Các yếu tố cơ bản của một Lending
Để có thể Lending, bắt buộc phải có những yếu tố sau đây:
- Người cho vay: Là các nhà đầu tư, nhà giao dịch tham gia vào nền tảng Lending hoặc sàn giao dịch điện tử. Cung cấp hình thức Lending và sở hữu coin/token nhàn rỗi.
- Người đi vay: Là sàn Lending, sàn giao dịch coin hoặc nhà đầu tư, nhà giao dịch tham gia nền tảng hoặc sàn Lending có nhu cầu vay coin/token.
- Tài sản cho vay: Có thẻ Lending nhiều coin/token khác nhau tùy vào từng sàn giao dịch, từng nền tảng. Tuy nhiên, để có thể Lending bắt buộc người cho vay phải sở hữu coin/token trong ví.
- Lãi suất cho vay: Tùy thuộc vào từng sàn, từng nền tảng cũng như từng loại tiền điện tử.
- Thời hạn cho vay: Mỗi nền tảng hay sàn Lending sẽ có những kỳ hạn không giống nhau. Thông thường sẽ có các kỳ hạn như 7 ngày, 14 ngày, 30 ngày, 90 ngày…
- Số lượng coin cho phép Lending: Số lượng coin cho phép sẽ tùy vào từng nền tảng Lending.
Ưu, nhược điểm của Lending trong thị trường Crypto
Khi tham gia Lending trong thị trường điện tử, luôn tồn tại những ưu, nhược điểm cụ thể sau:
Ưu điểm của Lending
- Với người cho vay, họ có thể tận dụng nguồn coin/token nhàn rỗi để gia tăng số coin mà không cần thực hiện giao dịch trên thị trường.
- Với người đi vay, họ có thể dùng khoản vay để tối đa hóa lợi nhuận từ nguồn vốn thực vốn có thông qua các giao dịch margin.
- Lending trên sàn giao giao dịch hay các nền tảng đều có thể tùy chọn nhiều loại coin/token khác nhau. Được chọn người cho vay/đi vay, khoảng thời gian cho vay/đi vay…Điều này đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người cho vay cũng như người đi vay.
Nhược điểm của Lending
Nhược điểm lớn nhất của Lending chính là sự biến động về giá của đồng Coin. Nếu đồng coin cho vay bị mất giá thì chắc chắn số tiền lãi mà họ nhận được không đủ để bù đắp cho thiệt hại.
Ví dụ: Bạn cho vay 10 BCH, lãi suất 6.6%/năm, thời gian cho vay trong vòng 30 ngày. Ở thời điểm cho vay, giá BCH đang là 450$, 10 BCH tương đương 4,500$.
Thế nhưng, sau 30 ngày giá BCH giảm xuống chỉ còn 410$. Trong khi đó, tổng gốc và lãi số coin bạn nhận được là 10 + 10 * 6.6% *30/365 = 10.0542 BCH, tương đương 4,122$. Điều này có nghĩa là giảm 8.4%.
Còn đối với các borrowers, khi vay coin để giao dịch margin, nếu dự đoán xu hướng thì sẽ tối đa lợi nhuận. Trường hợp dự đoán sai thì không chỉ bị thua lỗ mà còn phải trả tiền lãi cho lenders.
Bên cạnh đó, với nền tảng Lending CeFi hay DeFi, các lenders và borrowers có thể phải đối mặt với các rủi ro nếu giao dịch trên sàn không uy tín. Có rất nhiều nền tảng/dự án lừa đảo, ngay sau khi gom được một lượng coin lớn, họ sẽ biến mất ra khỏi thị trường.
Cách thức hoạt động của Lending trong Crypto
Các nhà đầu tư, nhà giao dịch có thể giao dịch trên các sàn giao dịch hoặc nền tảng Lending cho phép Lending.
Lending trên nền tảng Lending
Hiện nay, trên thị trường có một số nền tảng Lending nổi tiềng được nhiều người lựa chọn như: NEXO, BlockFi, Compound, ETHLend, Dharma…Trong các nền tảng này lại được chia thành 2 loại khác nhau đó là CeFi và DeFi.
- CeFi (Centralized Finance): Là nền tảng Lending tập trung, người cho vay và đi vay sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ thông qua chủ của nền tảng/dự án Lending.
- DeFi (Decentralized Finance ): Là nền tảng phi tập trung, hoạt động vay và cho vay diễn ra trực tiếp trên các smart contract của blockchain
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải quan tâm tới việc phân loại này, chỉ cần chú ý tới cách thức hoạt động của Lending trên nền tảng. Để có thể Lending, bắt buộc người cho vay và người đi vay phải đều tham gia vào nền tảng.
Sau đó, người có coin nhàn rỗi sẽ tiến hành Lending để nhận tiền lãi suất hàng kỳ. Còn các borrowers sẽ đăng ký vay mượn, khi đến kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ trả gốc, lãi theo thỏa thuận. Bên trung gian sẽ có trách nhiệm kiểm soát hoạt động Lending – borrow. Thu nhập bên thứ trung gian nhận được chính là phần chênh lệch lãi suất giữa vay – cho vay.
Mục đích của người cho vay khi Lending đó là tạo ra thu nhập từ số coin nhàn rỗi giống như gửi tiết kiệm ngân hàng. Còn người đi vay, có thể hold coin chờ tăng giá, đem bán ra ở các sàn giao dịch…
Lending trên sàn giao dịch tiền điện tử
Một số sàn giao dịch tiền điện tử trên thị trường cung cấp Lending/borrow coin phải kể đến như Binance, Bitfinex, Poloniex, Gate.io…Mục đích của người vay coin trên sàn giao dịch chính là huy động thêm vốn để làm đòn bẩy tối đa hóa lợi nhuận trên số vốn thực có.
Các nhà đầu có thể vay coin/token là nguồn dự trữ của sàn hoặc từ các nhà đầu có coin nhàn rỗi khác. Tuy nhiên, rất ít, hầu như là không có sàn giao dịch tiền điện tự nào cho vay coin dự trữ. Vì thế, hầu hết lượng coin cho vay đều đến từ những trader có coin nhàn rỗi.
Thông qua Lending, sàn giao dịch sẽ ăn chênh lệch lãi suất vay-cho vay. Ngoài ra, một số sàn giao dịch tiền điện tử cò thu phí từ lãi suất của người cho vay.
Ví dụ: Lending trên sàn Binance, lãi suất cho vay đồng USDT kỳ hạn 14 ngày là 6.48%/năm. Thế nhưng, lãi suất đi vay phải trả lên đến 21.9%/năm.
Có nên đầu tư vào Lending không?
Sau khi tìm hiểu về Lending trong thị trường tiền điện tử. Hầu hết mọi người đều băn khoăn không biết có nên đầu tư vào Lending không? Trước tiên bạn cần hiểu rằng, đầu tư vào tiền ảo luôn đi kèm với rủi ro nếu coin rớt giá.
Thêm vào đó, nếu giao dịch trên nền tảng không uy tín tín bị sàn scam thì có thể mất cả gốc lẫn lãi. Vì thế, trước khi bước vào sân chơi Lending, bạn cần nghiên cứu thật kỹ về nó. Đồng thời lựa chọn sàn giao dịch uy tín, đảm bảo.
Bên cạnh những rủi ro trên, Lending mang đến cho bạn những cơ hội kiếm tiền nhanh chóng. Nó được xem là hình thức tạo ra thu nhập thụ động nếu giao dịch đúng thời điểm, đúng chỗ uy tín.
Thậm chí, tài sản của bạn có thể tăng theo cấp số nhân. Hình thức đầu tư này phù hợp với những ai có ý định hold coin dài hạn, còn không thích hợp với trường hợp “lướt ván”.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Lending là gì của nhiều người. Nếu bạn đang có ý định Lending trong Crypto thì cần tìm hiểu kỹ về hình thức đầu tư này. Đồng thời, nên lựa chọn nền tảng, sàn giao dịch Lending uy tín để đảm bảo an toàn và tạo ra lợi nhuận tốt nhất.
TÌM HIỂU THÊM: