Công ty chứng khoán là gì? Phân loại và vai trò?

Công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp đặc thù trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy, Công ty chứng khoán là gì? Có những loại hình tổ chức nào? Vai trò của Công ty chứng khoán ra sao?


Trong những năm trở lại đây, hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra vô cùng sôi nổi. Sự ra đời của các Công ty chứng khoán đã mang đến cho nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn. Việc tìm đến các công ty chứng khoán uy tín, cung cấp dịch vụ chất lượng sẽ giúp người tham gia có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết công ty chứng khoán là gì? Vai trò của nó như thế nào thì hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết sau. 

Công ty chứng khoán là gì?

Trong Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC cũng đã có những định nghĩa rõ ràng về Công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân, đối tượng kinh doanh chủ yếu là chứng khoán. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải thực hiện theo Luật chứng khoán và một số quy định khác của Pháp luật.

Công ty chứng khoán là gì?
Công ty chứng khoán là gì?

Hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán có thể là một hoặc toàn bộ các hoạt động bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh, phát hành chứng khoán. 

Tuy nhiên, để được phép thực hiện nghiệp vụ chuyên về chứng khoán. Các công ty này cần đảm bảo một số điều kiện về vốn điều lệ như sau:

Quy định về vốn điều lệ
Tư vấn đầu tư chứng khoán10 tỷ đồng
Môi giới chứng khoán25 tỷ đồng
Tự doanh chứng khoán100 tỷ đồng
Bão lãnh phát hành chứng khoán165 tỷ đồng
Tư doanh chứng khoán phái sinh600 tỷ đồng
Môi giới chứng khoán phái sinh800 tỷ đồng
Phát hành chứng quyền có bảo đảm1000 tỷ đồng

Nghiệp vụ của Công ty chứng khoán

Theo quy định tại  Điều 72, Công ty chứng khoán có thể được cấp phép một hoặc một số nghiệp vụ sau:

  • Môi giới chứng khoán: Thực hiện việc mua đi bán lại chứng khoán cho khách hàng.  
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán: Cung cấp thông tin, phân tích kết quả, công cố báo cáo. Sau đó đưa ra những kiến nghị liên quan tới chứng khoán với khách hàng.
  • Tự doanh chứng khoán: Công ty chứng khoán mua/bán chứng khoán cho chính công ty. 
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Cam kết phát hành, thực hiện thủ tục trước khi mua, bán một hoặc toàn bộ chứng khoán với khách hàng. 

Lưu ý:

  • Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép nghiệp vụ tự doanh. Nếu được cấp phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
  • Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Nếu được cấp phép nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Đặc điểm của Công ty chứng khoán

Các Công ty chứng khoán có những đặc điểm nổi bật như sau:

Là đơn vị trung gian trên thị trường

Công ty chứng khoán là đơn vị trung gian kết nối người cần vốn và người có vốn. Nơi đây không chỉ đóng vai trò là trung gian đầu tư chính mà còn kết nối các nhà đầu tư với nhau. Cung cấp đa dạng các dịch vụ như: Tư vấn, môi giới, mua bán cổ phiếu, trái phiếu…

Là một tổ chức kinh doanh có điều kiện

Mọi hoạt động trong lĩnh vực tài chính đều ảnh hưởng tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Vì thế, các Công ty chứng khoán phải tuân thủ chặt chẽ những quy định theo luật chứng khoán.

Phân loại các Công ty chứng khoán

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, có 2 loại hình tổ chức của Công ty chứng khoán là: Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần. Tuy nhiên, loại hình phổ biến nhất hiện nay vẫn là Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau (cổ phần).
  • Số lượng cổ đông ít nhất là 3, không giới hạn số lượng. Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức…
  • Các cổ đông có quyền được tự do, linh hoạt trong việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Cổ đông chịu trách nhiệm về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. 
  • Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn từ thị trường.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

  • Thành viên của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản. Tất cả cần đảm bảo nằm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hữu không được phép phát hành cổ phiếu.

Vai trò của Công ty chứng khoán như thế nào?

Các Công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý cũng như thị trường.

Vai trò của Công ty chứng khoán như thế nào?
Vai trò của Công ty chứng khoán như thế nào?

Với doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra thị trường nhằm huy động vốn qua kênh chứng khoán. Tuy nhiên, để phát hành cổ phiếu thành công, doanh nghiệp buộc phải được Công ty chứng khoán tư vấn, bảo lãnh.

Bởi, Công ty chứng khoán hoạt động giống như một đơn vị trung gian. Nó giúp các giao dịch mua bán, huy động vốn trở nên thuận tiện, nhanh chóng.

Với nhà đầu tư

Để giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư buộc phải có tài khoản mở tại Công ty chứng khoán. Thông qua hoạt động môi giới, tư vấn, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng kết nối với nhau.

Đặc biệt, với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Các công chứng khoán sẽ cung cấp thông tin bao gồm: Báo cáo thị trường, phân tích ngành, doanh nghiệp…Thông qua đó nhà đầu tư sẽ có thêm kiến thức để đưa ra nhận định đúng đắn.

Với thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán là thành phần chủ chốt, góp phần tạo lập giá cả cho thị trường. Trên thị trường sơ cấp, Công ty chứng khoán giúp các cổ chức lần đầu phát hành ra thị trường có thể định giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Công ty chứng khoán còn giúp điều tiết thị trường qua hoạt động tự doanh. Điều này giúp công ty tăng thêm thu nhập, đồng thời rạo thanh khoản, điều chỉnh giá cổ phiếu.

Với cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý sẽ được Công ty chứng khoán cung cấp thông tin bao gồm: Cổ phiếu, thông tin giao dịch, dữ liệu ngành, doanh nghiệp…Từ đó giúp cơ quan quản lý có thêm dữ liệu để tham khảo để đưa ra biện pháp điều chỉnh thị trường hợp lý.

Hơn nữa, Công ty chứng khoán còn kết hợp với cơ quan quản lý. Kiểm soát thông tin của các nhà đầu tư, điều này tránh xảy ra những sai phạm trên thị trường chứng khoán.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ Công ty chứng khoán là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Đây được xem là một nhân tố giúp điều tiết thị trường chứng khoán. Và có ý nghĩa to lớn đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan quản lý.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcTìm hiểu và phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Bài tiếp theoHướng dẫn cách tra cứu vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp