Dow Jones là gì? Tìm hiểu về chỉ số Dow Jones trong Chứng khoán

Chỉ số Dow Jones được tạo ra từ 30 chỉ số cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán New York và Nasdaq. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này trong chứng khoán, hãy theo dõi bài viết sau.


Với những nhà đầu tư quan tâm đến kinh tế thế giới, chắc hẳn Dow Jones là chỉ số đã quá đỗi quen thuộc. Đây là một trong những chỉ số phổ biến và quan trọng đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình kinh tế của Mỹ cũng như sự ảnh hưởng của nó với kinh tế thế giới. 

Có lẽ vì thế mà khi có bất cứ sự kiện kinh tế hay chính trị quan trọng nào xảy ra. Người ta đều quan tâm tới sự thay đổi của chỉ số Dow Jones. Để biết Dow Jones là gì, nó có vai trò như thế nào, các bạn hãy cùng VnTrader tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones có tên gọi đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (DJIA) Index. Có nghĩa là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones. Đây được xem một chỉ số quan trọng phản ánh thị trường chứng khoán của Mỹ.

Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số Dow Jones là gì?

Nó không chỉ thể hiện một cách tổng quan nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giao dịch chỉ số. 

Chỉ số DJIA được tính dựa trên giá đóng cửa của 30 cổ phiếu blue chip. Niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq, được quản lý trực tiếp bởi công ty Dow Jones.

Danh sách 30 công ty này hoạt động từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: tài chính, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng, giải trí…Trên thị trường, những chỉ số này thường được ký hiệu là DJIA, Dow 30, DJ30…

30 công ty này không cố định, có thể thay đổi tùy theo khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của một cổ phiếu Blue Chip. Nếu cổ phiếu không còn đủ điều kiện thì sẽ bị loại ra khỏi danh sách. 

Chỉ duy nhất General Electric là cổ phiếu được lựa chọn để tính chỉ số DJIA luôn tồn tại từ trước đến nay.

Lịch sử ra đời của chỉ số DJIA

Trước đây, các nhà đầu chỉ quan tâm đến cổ phiếu mình đang nắm giữ mà không để ý các cổ phiếu khác. Thế nhưng chính Charles Dow là người đã tạo ra trường phái phân tích kỹ thuật. Ông cho rằng, các cổ phiếu đều ảnh hưởng bởi thị trường, kinh tế chung.

Do đó, ông đã tìm ra một đại lượng đánh giá chung xu hướng của thị trường đó chính là chỉ số chứng khoán. Ngày 3/7/1884, Charles Dow đưa ra khái niệm về mức trung bình của 11 công ty vận tải. Chỉ số này chính là tiền thân của chỉ số chứng khoán.

Đến ngày 26/5/1896, chỉ số DJIA lần đầu tiên được tính toán. Ông đã lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn thuộc nhóm ngành công nghiệp mỹ. Sau đó, tính trung bình các mức giá và công bố trên The Wall Street Journal là 40.94$.

Tiếp đó, đến năm 1916, ông đã tăng lên thành 20 cổ phiếu, năm 1928 là 30 cổ phiếu. Con số 30 cổ phiếu đã duy trì cho đến ngày nay, chiếm 25% giá trị thị trường các cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York.

Trong suốt những năm qua, danh sách 30 cổ phiếu này đã luôn có sự thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất General Electric là chỉ số tồn tại xuyên suốt từ trước đến nay. Cũng bởi, các công ty lớn như General Motor, Coca-Cola, Microsoft đã góp phần không nhỏ tạo nên chỉ số DJIA.

Công thức tính chỉ số Dow Jones

Nhìn chung, công thức tính chỉ số DJIA vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tính theo công thức sau:

Chỉ số DJIA = Tổng giá trị cổ phiếu của các công ty thành phần/ Số cổ phiếu được tính toán

Tuy nhiên, trong quá trình tính toán có thể xảy ra trường hợp khiến giá trị chỉ số thay đổi nhưng giá cổ phiếu không đổi. Ví dụ như: Phát hành thêm cổ phiếu mới, chuyển nhượng cổ phiếu, tách gộp cổ đông…

Vì thế, để tránh trường hợp này, người ta sẽ sử dụng ước số để thay cho số cổ phiếu để tính chính xác chỉ số DJIA. Công thức tính sẽ được thay đổi như sau:

Chỉ số DJIA = Tổng giá trị cổ phiếu của các công ty thành phần/Ước số

Các chỉ số khác trong bộ chỉ số Dow Jones

Bên cạnh chỉ số Dow Jones (DJIA), Charles Dow  còn phát triển 2 chỉ số khác đó là: 

  • Dow Jones Vận tải (DJIA Transportation Average – DJTA): Chỉ số này bao gồm 20 cổ phiếu của các công ty ngành đường sắt, đường thủy, hàng không. Tuy chỉ số này đã được sáp nhập vào chỉ số Dow Jones (DJIA hỗn hợp). Thế nhưng, các công ty đường sắt của Mỹ vẫn tính toán chỉ số này để đánh giá thực trạng nội bộ của ngành. 
  • Dow Jones dịch vụ công cộng (DJIA Utility Average – DJUA): Bao gồm 15 công ty lớn nhất ngành khí đốt và điện ở Mỹ. 
  • Dow Jones hỗn hợp: Chỉ số chung của 65 cổ phiếu trong cả 3 chỉ số DJIA nói trên.

Tầm quan trọng của Dow Jones

Như đã nói ở trên, chỉ số DJIA là một trong các chỉ số chuẩn được theo dõi chặt chẽ để đánh giá các hoạt động thị trường Mỹ. Mặc dù Dow Jones ra đời để đánh giá hiệu suất ngành công nghiệp Mỹ. Song, nó còn bị ảnh hưởng bởi báo cáo kinh tế, chính trị trong và ngoài nước Mỹ.

Tầm quan trọng của Dow Jones
Tầm quan trọng của Dow Jones

Do đó, ý nghĩa của chỉ số này đã được mở rộng hơn so với cái tên “công nghiệp”. Bất cứ công ty nào cũng có thể được định danh trong chỉ số. Tuy không có tiêu chí nào để lựa chọn công ty thành phần. 

Thế nhưng, một cổ phiếu được chỉ định nằm trong danh sách DJIA khi chắc chắn phải là công ty danh tiếng. Có sự tăng trưởng bền vững, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Mỗi một công ty sẽ được chỉ định một tỷ lệ % nhất định đại diện cho trọng số của nó.

DJIA được tính theo phương pháp trọng số giá, lấy tổng giá của 30 cổ phiếu chia cho ước số (DJIA divisor). Ước số này sẽ được điều chỉnh nếu xảy ra trường hợp tách cổ phiếu, gộp…ảnh hưởng tới giá trị DJIA.

Ưu điểm của chỉ số DJIA đó là tập trung vào những công ty có vốn hóa lớn, có tên tuổi đối với các nhà đầu tư. Việc cập nhật chỉ số DJIA thường xuyên sẽ giúp nhà đầu tư biết được thị trường hôm nay thế nào.

Tuy nhiên, do DJIA chỉ giới hạn trong 30 công ty Mỹ nên chỉ số này không có tính đa dạng. Nó không phản ánh được chính xác hiệu suất các khu vực quan trọng khác của Mỹ cũng như toàn cầu.

Thời gian giao dịch chỉ số Dow Jones (DJ Index)

Đối với chỉ số DJIA được niêm yết trên Sàn giao dịch New York (NYSE) hoặc NASDAQ. Thời gian hoạt động của sàn sẽ trong khoảng từ 9:30 đến 16:30 hàng ngày (theo giờ địa phương).

Mặc dù hiện nay có nhiều chỉ số chứng khoán khác nhau như S&P500 (SPX), NASDAQ Composite (IXIC)…Thế nhưng, Dow Jones vẫn là chỉ số có sức ảnh hưởng lớn và được xem là chỉ số tiêu chuẩn đại diện cho nền kinh tế Mỹ.

Đầu tư vào chỉ số Dow Jones trên thị trường tài chính

Chứng khoán và Forex được xem là 2 thị trường mà các Trader có thể đầu tư vào chỉ số Dow Jones. 

Với thị trường chứng khoán, phù hợp với nhà đầu tư Mỹ. Bởi, DJIA là chỉ số chứng khoán của đất nước này. Trường hợp Trader muốn đầu tư vào chỉ số DJIA thì có thể lựa chọn chứng khoán phái sinh….

Đó có thể là Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai. Hoặc đầu tư vào các cổ phiếu trong danh sách các chỉ số này. Ngoài ra, Trader còn có thể đầu tư vào các Quỹ hoán đổi danh mục ETF. 

Ngược lại, với thị trường Forex, tất cả các Trader trên thế giới đều có cơ hội giao dịch chỉ số DJIA. Hầu hết các sàn Forex hiện nay đều đưa chỉ số này vào danh mục sản phẩm. 

Tuy vậy, để giao dịch chỉ số DJIA trên thị trường Forex. Nhà đầu tư phải mua bán chỉ số DJIA thông qua Hợp đồng chênh lệch CFDs. Tương tự với việc nhà đầu tư giao dịch các cặp tỷ giá hay vàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chỉ số Dow Jones mà các bạn cần phải nắm rõ. Hãy theo dõi chỉ số DJIA thường xuyên để kịp thời phản ứng với những biến động của thị trường nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcTop 10 Sàn chứng khoán lớn và uy tín nhất tại Việt Nam
Bài tiếp theoTelegram là gì? Tính năng, cách đăng ký và sử dụng Telegram