Giá trị sổ sách, chỉ số P/B là gì? Phân tích giá trị cổ phiếu theo P/B

Giá trị sổ sách, chỉ số P/B là 2 khái niệm quen thuộc đối với dân đầu tư cổ phiếu. Để biết P/B, giá trị sổ sách là gì, cách phân tích ra sao hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.


Đối với những nhà đầu tư cổ phiếu, giá trị sổ sách và chỉ số P/B là khái niệm không còn xa lạ. Bởi, thông qua những chỉ số này, giới đầu tư có thể dễ dàng định giá được cổ phiếu của một doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, với nhiều người khái niệm về giá trị sổ sách, P/B vẫn còn vô cùng xa lạ.

Vì thế, trong bài viết này, VnTrader sẽ cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc giá trị sổ sách, chỉ số P/B là gì? Cũng như cách phân tích giá trị cổ phiếu theo P/B để các bạn tham khảo.

Tổng quan về giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách là gì?

Giá trị sổ sách có tên gọi Tiếng Anh là Book Value, viết tắt là BV. Đây là giá trị của một doanh nghiệp xét theo giá trị toàn bộ tài sản trừ các khoản nợ phải trả và không bao gồm tài sản vô hình.

Giá trị sổ sách là gì?
Giá trị sổ sách là gì?

Hay có thể hiểu theo cách khác, giá trị sổ sách là số tiền cổ đông sẽ nhận được trong trường hợp công ty phá sản. Tài sản sẽ mang đi thanh lý để chi trả cho các khoản nợ. Nhà đầu tư có thể tìm thấy giá trị tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong các báo cáo tài chính.

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu là gì?

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu có tên Tiếng Anh đầy đủ là Book value per Share ( BVPS). Đây là phần giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành.

Vai trò của giá trị sổ sách

  • Dựa vào giá trị sổ sách, các nhà đầu tư có thể xác định một cổ phiếu đang bị định giá cao/thấp hơn.
  • Thể hiện được sự công bằng và chính xác về giá trị của một công ty. 
  • Nếu công ty phát hành cổ phiếu, giá trị sổ sách cho biết chi phí mua lại công ty/ tập đoàn trong trường hợp rủi ro. 
  • Giá trị sổ sách của doanh nghiệp càng cao thì giá trị cổ phiếu càng cao.
  • Trường hợp doanh nghiệp bị thanh lý, giá trị sổ sách có thể xác định được phần tiền mà mỗi cổ đông sẽ thu về.

Hạn chế của giá trị sổ sách

  • Giá trị sổ sách được lấy từ báo cáo tài chính được thực hiện hàng quý/năm. Vì thế, nhà đầu tư chỉ nắm được tình hình khi bản báo cao được phát hành. Những dữ liệu trong quá khứ hay tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ không được phản ánh. 
  • Trong nhiều trường hợp, các số liệu trong báo cáo có thể phản ánh không chính xác về giá trị thực tế. Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư không có sự hiểu biết nhất định thì rất khó để đưa ra đánh giá về bản báo cáo.
  • Các giá trị trong báo cáo sổ sách cần được kết hợp, so sánh để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất.
  • Hệ thống thiết bị được doanh nghiệp lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay có tác động đến tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp. Nếu vậy, giá trị sổ sách sẽ không còn kênh tham chiếu hiệu quả với nhà đầu tư. 

Công thức tính BV

BV = Tổng tài sản (không bao gồm tài sản vô hình) – Tổng nợ = (Tài sản ngắn han + Tài sản dài hạn – Tài sản vô hình) – (Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn) = Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Tổng nợ.

Tổng quan về chỉ số P/B

Chỉ số P/B là gì?

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu chính là biến số để tính toán chỉ số P/B (Price to Book Ratio). Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh được giá trị của một cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách.

Ý nghĩa của chỉ số P/B

  • Ý nghĩa của chỉ số P/B thấp có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp, công ty đang gặp vấn đề. Hoặc là tài sản thực thấp hơn so với ghi trong sổ sách (BCTC).
  • Ý nghĩa của chỉ số P/B cao có nghĩa là cổ phiếu đang được định giá cao, có triển vọng trong tương lai. Ngoài ra, chỉ số này còn nói lên công ty có nhiều tài sản ngầm giá trị…

Vai trò của chỉ số P/B

  • BV thường có giá trị dương nên P/B có thể sử dụng để định giá được cả những công ty làm ăn thua lỗ.
  • BV thường ổn định hơn EPS, P/BV, vì thế đây là chỉ số tốt khi chỉ số EPS quá biến động hơn là chỉ số P/E, PEG, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S…
  • P/B phù hợp trong việc định giá công ty có phần lớn tài sản tính thanh khoản cao như: Công ty đầu tư, ngân hàng, công ty tài chính…

Hạn chế của P/B

  • Không phù hợp để định giá cổ phiếu những công ty dịch vụ, tài sản vô hình là con người, độ trung thành của khách hàng.
  • P/BV không phải là chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành do có nhiều điểm khác biệt.
  • Với những công ty tăng trưởng mạnh, P/B là chỉ số không mang lại hiệu quả cao.
  • Có thể bị làm ảo với nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tài sản ngầm, nguyên tắc kế toán, tài sản ảo nhiều….

Công thức tính P/B

P/B = Thị giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu = Vốn hóa cổ phiếu/Giá trị sổ sách.

Phân tích giá trị cổ phiếu theo P/B

Như đã nói ở trên, P/B được nhà đầu tư sử dụng để định giá một cổ phiếu. Nếu P/B cao thì có thể kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt. Còn G/B thấp thì kỳ vọng vào cổ phiếu đang thấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, rất có thể cổ phiếu đang được định giá ở mức cao hoặc thấp hơn so với giá trị thực.

Phân tích giá trị cổ phiếu theo P/B
  • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Xét theo yếu tố định giá tài sản, P/B cao thì công ty có lợi thế về tài sản vô cùng hoặc giá trị sổ sách thấp. Thế nhưng, P/B cũng có thể là do doanh nghiệp nợ vay nhiều vào sản xuất kinh doanh.

Ngược lại, P/B thấp do doanh nghiệp sở hữu giá trị tài sản lớn. Hoặc sử dụng ít nợ vay, sử dụng phần lớn là vốn chủ sở hữu. Mặc dù ít nợ vay chứng tỏ công ty có tài chính vững mạnh. Song, điều này có thể khiến doanh nghiệp không thể tối đa hóa được nguồn vốn.

Như vậy có thể thấy rằng, việc áp dụng P/B vào việc xem xét giá trị một cổ phiếu còn tồn tại nhiều hạn chế. P/B không mang lại hiệu quả với cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào tài sản vô hình.

P/B không tạo ra kết quả chính xác nếu doanh nghiệp có chất lượng tài sản không tốt như: Tài sản ảo, nghiệp vụ kế toán khai báo không đúng với thực tế…Vì thế, bên cạnh P/B, nhà đầu tư nên sử dụng nhiều phương pháp khác như P/E để định giá cổ phiếu.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc giá trị sổ sách là gì của đông đảo khách hàng. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chỉ số P/B trong phân tích tài chính và định giá cổ phiếu. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng định giá được cổ phiếu của doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcBẫy Bull Trap là gì? Cách thoát bẫy tăng giá Bull Trap
Bài tiếp theoCardano (ADA) là gì? Tổng quan về tiền ảo ADA cho người mới